Văn hoá Serbia

Bài chi tiết: Văn hoá Serbia
Thiên thần trắng tại tu viện Mileševa, thập niên 1230, giai đoạn Latin của nghệ thuật Byzantine art

Trong nhiều thế kỷ của sự xê dịch các biên giới giữa Đông và Tây, Serbia đã bị chia rẽ giữa: ĐôngTây các phần của Đế chế Roma; giữa Vương quốc Hungary, Đế chế Bulgaria, Vương quốc FrankishByzantium; và giữa Đế chế Ottoman và Đế chế Áo (sau này là Áo-Hung), cũng như Venice ở phía nam. Kết quả của những sự chồng lấn ảnh hưởng đó là những đặc tính riêng biệt và tương phản mạnh giữa nhiều tôn giáo Serbia, vùng phía bắc của nó có nhiều quan hệ với Tây Âu và phần phía nam nghiêng về vùng Balkan và Biển Địa Trung Hải.

Phúc âm Miroslav, một trong những tài liệu cổ nhất còn lại được viết bằng chữ Slavơ Nhà thờ Serbia, 1186, Chương trình Hồi tưởng của Thế giới của UNESCO

Dù có những ảnh hưởng trái ngược đặc tính riêng của Serbia khá vững chắc, được miêu tả là "có ảnh hưởng phương tây hoá mạnh nhất của những người Chính thống giáo phía đông, cả về xã hội và văn hoá" theo Bách khoa toàn thư Lịch sử Thế giới (2001).[101]

Ảnh hưởng của Đế chế Byzantine với Serbia rất sâu đậm, qua việc truyền bá Chính thống giáo Hy Lạp từ thế kỷ thứ VII trở về sau (ngày nay là Nhà thờ Chính thống Serbia). Những ảnh hưởng khác nhau cũng xuất hiện, đáng chú ý nhất là Ottoman, Hungarian, Áo và Venetian (người Serb ven biển). Người Serb đã sử dụng cả ký tự Cyrillic và ký tự Latin. các tu viện của Serbia, hầu hết được xây dựng trong Thời Trung Cổ, là các địa điểm có giá trị và đáng tham quan nhất về sự liên kết thời Trung cổ của Serbia với Đế chế Byzantine và Thế giới Chính thống giáo, nhưng Serbia cũng có quan hệ chặt chẽ với người Romanic (Tây) châu Âu Serbia từ thời Trung Cổ. Đa số các nữ hoàng Serbia vẫn còn được nhớ tới ngày nay trong lịch sử Serbia đều có nguồn gốc nước ngoài, gồm Hélène d'Anjou (một người chị/em họ của Charles I của Sicilia), Anna Dondolo (con gái của Doge của Venice, Enrico Dandolo), Catherine của Hungary, và Symonide của Byzantium.

Serbia có tám địa điểm văn hoá được xếp hạng trong danh sách địa điểm di sản thế giới của UNESCO: các tu viện Stari RasSopoćani (được đưa vào năm 1979), Tu viện Studenica (1986), Khu phức hợp Serbia Trung cổ tại Kosovo, gồm: Tu viện Dečani, Our Lady of Ljeviš, GračanicaKhu giáo trưởng Pec- (2004, đưa vào danh sách gặp nguy hiểm năm 2006), và Gamzigrad – Romuliana, Cung điện Galerius, được đưa vào năm 2007. Tương tự, có 2 công trình tưởng niệm văn hoá được đưa vào danh sách của UNESCO như một phần của Chương trình Tưởng niệm Thế giới: Phúc âm Miroslav, viết tay từ thế kỷ XII (được đưa vào năm 2005), và thư khố của Nikola Tesla (2003).

Bảo tàng nổi tiếng nhất tại Serbia là Bảo tàng Quốc gia, được thành lập năm 1844; nó lưu giữ bộ sưu tập hơn 400,000 vật trưng bày, (hưon 5600 bức tranh và 8400 bản in và bản vẽ) gồm nhiều bộ sưu tập hàng đầu từ nước ngoài và cuốn Miroslavljevo Jevanđelje. Hiện bảo tàng đang được xây dựng lại.Bảo tàng nằm tại Belgrade.

Phim ảnh và nhà hát Serbia

Bài chi tiết: Điện ảnh Serbia
Emir Kusturica

Serbia có một truyền thống sân khấu mạnh với nhiều nhà hát. Nhà hát Quốc gia Serbia được thành lập năm 1861 và toà nhà được xây dựng từ năm 1868. Nhà hát bắt đầu trình diễn opera từ cuối thế kỷ XIX và những vở opera thường xuyên đã xuất hiện từ năm 1947. Nhà hát đã thành lập một công ty ballet.

Bitef, Festival Nhà hát Quốc tế Belgrade, là một trong những festival kịch cổ nhất thế giới. New Theatre Tendencies là phụ đề thường thấy của Festival. Được thành lập năm 1967, Bitef đã liên tục đi theo và ủng hộ những khuynh hướng kịch mới nhất. Nó đã trở thành một trong năm festival lớn nhất và quan trọng nhất châu Âu. Đây cũng là một trong những định chế văn hoá đáng chú ý nhất của Serbia.

Điện ảnh đã phát triển mạnh sau Thế Chiến II. Đạo diễn nổi tiếng nhất thời hậu chiến là Dušan Makavejev ông được quốc tế công nhận về vở diễn Love Affair: Or the Case of the Missing Switchboard Operator năm 1969 tập trung vào vấn đề chính trị Nam Tư. Vở Montenegro của Makavejev được thực hiện ở Thuỵ Điển năm 1981. Zoran Radmilović là một trong những diễn viên đáng chú ý nhất giai đoạn hậu chiến.

Điện ảnh Serbia vẫn tiếp tục phát triển dù có tình trạng hỗn loạn trong thập niên 1990. Emir Kusturica đã giành một giải Golden Palm cho Best Feature Film tại Cannes Film Festival với bộ phim Underground năm 1995. Năm 1998, Kusturica giành giải Silver Lion cho đạo diễn bộ phim Black Cat, White Cat.

Ở thời điểm năm 2001, có 167 rạp chiếu phim tại Serbia (không tính KosovoMetohija) và hơn 4 triệu người Serb tới rạp chiếu phim trong năm này. Năm 2005, San zimske noći (Một giấc mơ đêm mùa đông) được đạo diễn bởi Goran Paskaljević đã gây ra tranh cãi khi nó chỉ trích vai trò của Serbia trong các cuộc chiến tranh Nam Tư những năm 1990.

Giáo dục

Bài chi tiết: Giáo dục tại Serbia
Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia

Giáo dục tại Serbia được quản lý bởi Bộ giáo dục. Giáo dục bắt đầu từ trường cơ sở các trường chuẩn bị. Trẻ em đăng ký vào các trường cơ sở ([Osnovna škola / Основна школа] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)) khi lên 7 và học tại đó trong 8 năm.

Gốc rễ của hệ thống giáo dục Serbia có từ thế kỷ XI và XII khi những trường Công giáo đầu tiên được thành lập tại Vojvodina (Titel, Bač). Tuy nhiên, giáo dục Trung Cổ Serbia chủ yếu được tiến hành thông qua các tu viện Chính thống giáo Serbia (Sopocani, Studenica, Khu giáo trưởng Pec) bắt đầu từ sự trỗi dậy của Raska ở thế kỷ XII, khi người Serb đa số theo Chính thống giáo chứ không phải Công giáo.

Trường đại học đầu tiên ở Serbia được thành lập trong cuộc cách mạng Belgrade năm 1808 với tên gọi Trường Cao học Belgrade, tiền thân của Đại học Beograd ngày nay. Ví dụ, Khoa Luật Đại học Belgrade ngày nay là một trong những khoa hàng đầu về giáo dục pháp luật trong vùng. Trường (khoa) cổ nahát bên trong các biên giới hiện nay của Serbia có từ năm 1778; được thành lập tại thành phố Sombor, khi ấy thuộc Đế chế Habsburg, nó được biết dưới cái tên Norma và là trường sư phạm cổ nhất dạy tiếng Slavơ ở Nam Âu.[102]

Ngày lễ

Tất cả các ngày lễ ở Serbia tuân theo Luật quốc gia và các ngày lễ tại Cộng hoà Serbia (Zakon o državnim i drugim praznicima u Republici Srbiji). Những ngày lễ sau được áp dụng trên toàn quốc:[103]

NgàyTênGhi chú
1 Tháng 1 / 2 Tháng 1Năm mới (Nova Godina)ngày nghỉ
7 Tháng 1Giáng sinh (Božić) Chính thốngngày nghỉ
27 Tháng 1Ngày Saint Sava – Ngày duy linh (Savindan – Dan Duhovnosti)ngày lễ có làm việc (để tưởng nhớ người sáng lập Nhà thờ Chính thống Serbia)
15 tháng 2CandlemasNgày quốc gia (Sretenje – Dan državnosti)ngày nghỉ lễ (tưởng nhớ cuộc Nổi dậy Serbia Đầu tiên)
17 Tháng 4Thứ 6 Vĩ đại (Veliki petak) Chính thốngngày nghỉ lễ (chỉ cho năm 2009)
18 Tháng 4Thứ 6 Vĩ đại (Velika subota) Chính thốngngày nghỉ lễ (chỉ cho năm 2009)
19 Tháng 4Phục sinh (Vaskrs) Chính thốngngày nghỉ lễ (chỉ cho năm 2009)
20 Tháng 4Thứ 2 Phục sinh (Veliki ponedeljak) Chính thốngngày nghỉ lễ (chỉ cho năm 2009)
1 Tháng 5 / 2 Tháng 5Quốc tế Lao động (Dan rada)ngày nghỉ lễ
9 Tháng 5Ngày Chiến thắng (Dan pobede)ngày lễ không nghỉ
28 tháng 6Ngày Thánh Vitus – Ngày tưởng niệm những người ngã xuống vì đất nước (Vidovdan – Dan Srba palih za otadžbinu)ngày lễ không nghỉ (tưởng nhớ Trận Kosovo năm 1389)

Tương tự, các thành viên của các tôn giáo khác có quyền nghỉ vào ngày lễ của họ.

Thể thao

Bài chi tiết: Thể thao tại Serbia
Stadion Crvena Zvezda, sân bóng đá lớn nhất Serbia

Thể thao tại Serbia hầu hết là các môn tập thể: bóng đá, bóng rổ, bóng nước, bóng chuyền, bóng ném, và gần đây hơn là quần vợt. Hai câu lạc bộ bóng đá chính tại Serbia là Sao Đỏ BeogradFK Partizan, cả hai đều thuộc thủ đô Belgrade. Red Star là câu lạc bộ bóng đá duy nhất của Serbia và Nam Tư cũ từng thắng một giải của UEFA, giành Cúp C1 châu Âu 1990-91 tại Bari, Ý. Cũng năm đó tại Tokyo, Nhật Bản, câu lạc bộ giành Intercontinental Cup. Partizan là câu lạc bộ đầu tiên của Serbia tham gia vào vòng bảng của UEFA Champions League sau sự tan rã của Nam Tư cũ. Các trận đấu giữa hai đối thủ được gọi là "Derby bất diệt" (tiếng Serbia: Вечити дерби, Večiti derbi).

Belgrade Arena, một trong những địa điểm tổ chức thể thao ở châu Âu

Serbia là nước đăng cai EuroBasket 2005. FIBA coi đội tuyển bóng rổ quốc gia Serbia là thực thể thừa kế của đội tuyển bóng rổ quốc gia Nam Tư nổi tiếng. KK Partizanvô địch châu Âu năm 1992, dù chơi tất cả ngoại trừ một trận (bán kết với Knorr) ở nước ngoài; FIBA quyết định không cho phép các đội của Nam Tư cũ chơi trận sân nhà tại các địa điểm trong nước mình, bởi sự thù địch công khai trong vùng. KK Partizan không được pphép bảo vệ ngôi vô địch ở mùa giải 1992–1993, vì lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc. Các vận động viên Serbia đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử bóng rổ, gặt hái những thành công cả ở những giải vô địch hàng đầu châu Âu và tại NBA. Serbia là một trong những nước có truyền thống bóng rổ của thế giới, giành nhiều FIBA World Championship, nhiều Eurobaskethuy chương Olympic (mặc dù với tên gọi Nam Tư).

Novak Djokovic, một trong năm cây vợt hàng đầu thế giới

Thủ đô Beograd của Serbia là nơi tổ chức Giải vô địch bóng nước nam châu Âu năm 2006. Đội tuyền bóng nước quốc gia Serbia trước kia là đội tuyền water polo nam quốc gia Nam Tư. Sau khi giành độc lập, Serbia đã giành chức vô địch châu Âu năm 2006, đứng thứ hai tại giải năm 2008 và giành huy chương đồng tại Thế vận hội Mùa hè 2008 được tổ chức ở Bắc Kinh. VK Partizan đã giành sáu danh hiệu vô địch châu Âu và là đội có lịch sử thành công thứ hai ở châu Âu môn water polo.

Serbia và Ý là các quốc gia đồng tổ chức Giải vô địch bóng chuyền nam châu Âu 2005. Đội tuyền bóng chuyền nam quốc gia Serbia là đội kế thừa trực tiếp của đội tuyển bóng chuyền nam quốc gia Nam Tư. Sau khi giành độc lập, Serbia đã giành huy chương đồng tại Giải vô địch bóng chuyền nam châu Âu 2007 tổ chức ở Moskva.

Các vận động viên quần vợt người Serbia như Novak Djokovic, Ana Ivanović, Jelena Janković, Nenad ZimonjićJanko Tipsarević rất thành công và đã góp phần vào sự phổ biến của môn thể thao này tại Serbia.

Milorad ČavićNađa Higl môn bơi lội, Olivera Jevtić, Dragutin Topić môn điền kinh, Aleksandar Karakašević môn bóng bàn, Jasna Šekarić môn bắn súng là những vận động viên nổi tiếng ở Serbia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Serbia http://www.poslovnimagazin.biz/magazin/privreda/u-... http://www.poslovnimagazin.biz/magazin/u-srbiji-27... http://english.peopledaily.com.cn/200510/23/eng200... http://www.balkaninsight.com/en/main/news/11763/ http://www.balkaninsight.com/en/main/news/19510/ http://www.balkans.com/open-news.php?uniquenumber=... http://www.bartleby.com/67/494.html http://dinkogruhonjic.blogspot.com/2007/09/vozovi-... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/620426/U... http://www.britannica.com/eb/article-92892/Serbia